Tin tức

Cách kiểm soát thời gian làm bài thi IELTS hợp lý

Thời gian thi IELTS thường được kéo dài từ 2 tiếng 45 phút – 3 tiếng đồng hồ chưa kể phần thi Speaking. Kiểm soát thời gian làm bài thi IELTS là một trong số những yếu tố then chốt quyết định đến điểm số của những sĩ tử muốn chinh phục kỳ thi IELTS. Bởi thời gian là điều khiến bạn mất tự tin, thiếu tập trung và dễ dàng đánh rơi điểm số. Hôm nay, HA Centre sẽ cung cấp cho bạn một số cách phân chia thời gian hiệu quả để làm bài tốt hơn nhé!

I/ Giới thiệu chia thời gian làm bài IELTS

Kiểm soát thời gian khi làm bài thi IELTS là điều khá khó khăn đối với nhiều bạn học. Điều này tương đối dễ hiểu vì chúng ta không những bị khủng hoảng bởi độ dài của các dạng bài mà còn bởi độ khó nhằn của chúng. Đặc biệt, dưới áp lực của phòng thi, tâm lý của bạn càng dễ ảnh hưởng, khiến cho quá trình làm bài trở nên không được suôn sẻ như ý muốn.

Như ta đã biết, toàn bộ bài thi sẽ diễn ra trong khoảng 2 giờ 44 phút gồm:

  • 30 phút cho Listening (không tính thời gian 10 phút transfer đáp án)
  • 60 phút cho Reading
  • 60 phút cho writing
  • 11-14 phút cho Speaking

Trong đó, Listening, Reading và Writing sẽ được diễn ra và hoàn tất trong một ngày và không có thời gian nghỉ giải lao giữa các phần thi. Còn Speaking có thể diễn ra cùng ngày hoặc không quá 7 ngày trước hoặc sau ngày thi các phần thi khác.

Tuy ai học IELTS cũng biết rõ điều này nhưng không ít người lại cảm thấy hoảng loạn và bế tắc trong việc kiểm soát thời gian sao cho hợp lý. Nếu khi tự luyện ở nhà mà chúng ta còn cảm thấy như vậy thì việc bước vào phòng thi mà làm tốt được việc này thì quả là khó khăn. Vậy nên, học cách phân chia thời gian cho từng kỹ năng là điều vô cùng quan trọng đó nha!

II/ Cách kiểm soát thời gian làm bài thi IELTS đối với từng kỹ năng

Cách kiểm soát thời gian làm bài thi IELTS đối với từng kỹ năng

Cách kiểm soát thời gian làm bài thi IELTS đối với từng kỹ năng

1. Chia thời gian làm Listening

  • Section 1 có lẽ là phần dễ dàng và tương đối rõ ràng so với các phần khác trong bài thi Listening, vậy nên bạn có thể nhanh chóng xác định (phỏng đoán) các loại từ ( danh từ liên quan tới địa điểm, tên riêng, tính từ chỉ đặc điểm hay động từ,…) và các loại số ( độ tuổi, số điện thoại, số nhà, ngày,..), sau đó dành chút ít thời gian để highlight phần câu hỏi hoặc lướt qua section 2.
  • Lưu ý: Nếu bạn cảm thấy bản thân chưa an tâm cho phần section 1 mà cần phải đọc kỹ hơn (có thể do độ phức tạp của bài hoặc do tâm lý khi vào phòng thi) thì bạn hoàn toàn có thể dành trọn vẹn thời gian đọc câu hỏi của section 1 để làm điều này, chứ không phải vội vàng đọc section 2. Đơn giản là bởi vì section 1 là phần mở đầu bài thi nên việc bạn cảm thấy nó suôn sẻ sẽ giúp bạn làm những phần còn lại tốt hơn. 
  • Đối với các section còn lại, khi có thời gian đọc câu hỏi của phần nào thì hãy cố gắng tập trung chỉ đọc câu hỏi của phần đấy. Thời gian không hề thừa chút nào cả, nếu đọc câu hỏi xong thừa thời gian thì bạn hãy scan qua các câu trả lời để biết nó chứa nội dung, chứ đừng ham đọc những phần khác nhé vì rất có thể bạn sẽ bị phân tâm và bỏ lỡ đáp án một cách đáng tiếc đó.
  • Bình tĩnh bỏ qua những câu không nghe được, đừng mất thời gian vào việc suy nghĩ hay cố gắng tìm kiếm đáp án để cả bài thi bị ảnh hưởng theo.
  • Bài thi IELTS có độ phân hóa , có phần dễ và tất nhiên cũng có phần khó để thử thách những bạn có target cao hơn nên nếu bạn không nghe được những câu ở dạng khó thì hãy coi đó là điều bình thường và cứ làm tốt những phần mình có thể nhé.
  • Đúng là có những bạn đặt aim rất cao và khi không nghe được một câu nào đó ở mức khó thì cũng tiếc mà ở mức dễ thì càng tiếc hơn, các bạn sẽ có xu hướng hoảng loạn nhưng thi cử còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, may mắn cũng là 1 trong số đó.
  • Thứ tự câu hỏi trong bài Listening rất rõ ràng và các speaker cũng tuân theo thứ tự ấy. Vì thế, câu nào đã lỡ thì để cho qua luôn.
  • Đối với dạng Multiple Choice, nếu bạn chưa đọc hết các đáp án mà băng đã bắt đầu đọc thì hãy chú ý lắng nghe và dừng ngay việc đọc các lựa chọn.
  • Thực chất, bài thi sẽ có những đáp án nhiễu nên việc bạn đọc quá kĩ câu trả lời cũng không được coi là quá hữu ích. Thay vào đó, khi nghe bạn có thể nắm bắt sơ qua nội dung câu trả lời cho câu hỏi đấy rồi ghi ra giấy (có thể là keywords, những từ viết tắt bằng tiếng Việt hoặc anh, miễn là bạn hiểu), sau đó dùng thời gian check đáp án để đưa ra lựa chọn.
  • Còn nếu bạn đủ thời gian đọc và hiểu hết các lựa chọn thì điều này cũng sẽ cung cấp cho bạn những hình dung cụ thể hơn. Tuy nhiên, nó đòi hỏi tốc độ đọc tương đối nhanh cũng như là một tinh thần thép để đọc xong không cảm thấy rối hay phân vân không biết chọn đáp án nào.
  • Khi nhìn thấy dạng bài Map, sau khi đọc tên của các địa điểm cần xác định vị trí, bạn cũng nên tự định vị hướng cũng như vị trí, giúp cho việc chọn đáp án dễ dàng hơn.
  • Bài thi IELTS Listening sẽ có 10 phút cuối cùng để bạn chuyển đáp án, vậy nên bạn không cần vội vàng vừa làm vừa ghi đáp án vào giấy thi, tận dụng những khoảng thời gian ấy để đọc trước các phần sau nhé.

2. Chia thời gian làm Reading

Cách chia thời gian làm Reading IELTS

Chia thời gian làm Reading

  • Tìm hiểu kỹ về độ dài của các đoạn văn và các dạng bài thường xuất hiện trong các đoạn đó.
  • Phân bố từng khoảng thời gian nhất định và luyện riêng từng Passage thay vì nhanh chóng luyện cả 3.
  • Như đã đề cập, bài thi Reading có 60 phút và gồm 3 đoạn văn. Bước đầu, các bạn có thể chia đều 10 phút cho mỗi passage. Sau đó khi cảm thấy tốc độ làm bài của mình nhanh hơn, bạn nên rút ngắn thời gian lại ở một số Passage (ví dụ như Passage 1) để có tầm 5 phút để check lại đáp án trước khi nộp.
  • Trong quá trình làm bài, để dễ dàng xác định các vị trí của các thông tin, bạn nên chú ý vào những tên riêng, các mốc thời gian và làm những câu này trước.
  • Sau khi luyện kỹ từng dạng, bạn có thể bắt đầu giải đề bằng cách làm cả 3 passage trong 60 phút. Với độ dài, độ khó của các đoạn văn và khoảng thời gian giới hạn như thế, việc bạn chưa thể hoàn thành nó đúng thời gian không có gì quá to tát cả. Đừng để bị mấy cảm giác stress hay depression đè nặng mà hãy vững tâm luyện dần dần nhé.
  • Việc xem lại các đáp án sai là 1 điều vô cùng quan trọng vì bạn sẽ hiểu tại sao suy luận của mình chưa chính xác, đồng thời sẽ dần nhận ra những cái bẫy trong Reading để từ đó rút ra những kinh nghiệm xương máu.
  • Ghi lại những từ vựng hay ho cùng với những từ đồng nghĩa của chúng cũng rất hữu ích đó. Điều này giúp bạn hiểu sâu hơn, ghi nhớ lâu hơn và cũng hoàn toàn có thể áp dụng những từ đó trong quá trình luyện viết hoặc luyện nói.

3. Chia thời gian làm Writing

Task 1:

  • Đọc đề và xác định dạng bài, từ đó định hướng sơ qua cách triển khai.
  • Bạn nên tích lũy những cấu trúc, từ vựng cho từng dạng bài trước để khi bắt tay vào viết sẽ không tốn thời gian suy nghĩ vì không biết dùng cấu trúc hay từ nào cho phù hợp.
  • Chia bố cục theo hợp lý:
  • Thường phần body của Task 1 sẽ gồm 2 đoạn, vậy nên tùy dạng bài là Map, Process, Bar Chart,.. bạn nên xác định ý chính thật rõ ràng cho từng đoạn để không gây cảm giác khó hiểu cho người chấm.
  • Không đầu tư quá nhiều thời gian để viết introduction thật pro hay một overview thật xịn. Introduction hãy nghĩ đơn giản là paraphrase nhẹ nhàng lại đề bài và overview là tóm tắt những gì nổi bật nhất mà khi vừa nhìn ai cũng nhận ra. 
  • Chỉ nên sử dụng max 20 phút cho Task 1 vì phần này chỉ chiếm ⅓ điểm số writing của bạn.

Task 2:

  • Đọc đề, xác định dạng bài.
  • Dành 7-10 phút để lập dàn ý cho bài làm.
  • Đây là điều vô cùng cần thiết để bạn biết mình sẽ phải viết những gì thay vì vừa viết vừa nghĩ cũng như không thể kiểm soát bản thân có bỏ sót ý hay không.
  • Bạn có thể note luôn cả những cấu trúc mình sẽ áp dụng,  những từ đồng nghĩa, các thì,..
  • Đối với phần Introduction, bạn cần viết 1-2 câu để paraphrase chủ đề của bài sau đó tới câu cuối của phần này thì nêu rõ ý kiến của mình.
  •  Đối với phần body:
  • Body ta thường sẽ có 2 đoạn. Mỗi đoạn thường sẽ có từ 5 đến 7 câu. Việc phân chia các ý theo đoạn như thế nào là tùy dạng. 
  • Bạn không nên viết tràn lan tất cả những ý tưởng bạn nghĩ ra vì thời gian là giới hạn và việc viết nhiều ý kiến hay viết dài cũng không khiến điểm của bạn cao lên nếu bạn phân tích một cách hời hợt.
  • Chọn 1-2 ý tưởng bạn có nhiều lý lẽ sắc bén để support nhất, đưa ra ví dụ và tập trung phân tích đủ để người chấm có thể hiểu. Đừng đi quá lan man.
  • Để bài viết của bạn có tính logic và liên kết để ăn điểm cao cho tiêu chí Coherence & Cohesion, bạn nên kết hợp sử dụng những cụm từ nối (linking words/ phrases) trong phần thân bài ở đầu mỗi đoạn văn và đan xen trong đoạn văn.
  • Trong phần kết luận, bạn cũng chỉ cần viết 3 – 4 câu tóm tắt những ý kiến bạn nêu ra, chủ đề của bài viết và những phỏng đoán hay cảm nhận cá nhân của bản thân.
  • Cố gắng dành 3-5 phút đọc lại toàn bộ bài làm của bạn để check chính tả. Để có khoảng thời gian như vậy, bạn cần luyện tập để rút ngắn thời gian làm bài của mình một chút, chứ đừng vừa làm vừa đọc, dễ gây mất tập trung cho quá trình làm bài đó. 

4. Chia thời gian làm Speaking

  • Phần thi này khá thoải mái bởi điều người chấm đánh giá là cách bạn sử dụng ngôn ngữ cũng như phản xạ với tiếng Anh nên bạn không phải quá lo lắng về việc bị bắt lỗi đúng hay sai.
  • Đối với Part 2, khi có 1 phút để chuẩn bị những gì bạn sẽ nói cho chủ đề được đưa ra, bạn nên ghi thật ngắn gọn những ý chính trước để định hướng trình tự bài nói sau đó mới note những ý nhỏ cho từng ý đấy nếu còn thời gian.
  • Thời gian ở phần thi này không quá gò bó nhưng đừng nói quá ngắn, quá sơ sài, cũng đừng nói quá dài.
  • Với những chủ đề xa lạ, hãy cố gắng tìm ra khía cạnh thân thuộc nhất để bạn có thể khai thác.

III/ Lời khuyên đối với việc kiểm soát thời gian khi làm bài thi IELTS

Lời khuyên đối với việc kiểm soát thời gian khi làm bài thi IELTS

Lời khuyên đối với việc kiểm soát thời gian khi làm bài thi IELTS

  • Việc kiểm soát thời gian khoa học cần đi đôi với quá trình luyện tập của bạn, chứ không phải ngày 1, ngày 2 là có thể làm được. Practice makes perfect!
  • Đưa ra chiến lược thời gian phù hợp với khả năng bản thân của bạn, đừng a dua theo số đông và cố ép mình vào khuôn của người khác, như thế bạn sẽ không đạt được hiệu quả đâu.
  • Quản lý thời gian làm bài tốt nên đi song song với chất lượng bài làm. Bạn không nên chỉ chăm chăm làm cho xong để kịp thời gian mà thiếu đi sự suy xét cẩn thận khi lựa chọn đáp án,
  • Kiểm soát thời gian chỉ là một trong số những yếu tố giúp bạn làm bài thi tốt hơn chứ không phải là duy nhất. Vì thế, bạn cần phải rèn luyện rất nhiều thứ khác như trau dồi từ vựng, tích lũy các kiến thức mới, sự quyết tâm, sự chăm chỉ,..
  • Hãy tự tạo ra cho mình một áp lực thời gian khi ôn luyện như thế bạn mới có thể phần nào quen được với áp lực trong phòng thi.

Rất mong bài viết này đã giúp bạn phần nào trong việc kiểm soát thời gian khi làm bài thi IELTS. Từ đó, bạn hoàn toàn có thể tự tin, tập trung vào các dạng câu hỏi ăn điểm tuyệt đối. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc có nhu cầu học IELTS, hãy liên hệ ngay với HA Centre qua FORM bên dưới hoặc LINK TƯ VẤN miễn phí hoặc số điện thoại: Mr. Hà: 0963 07 2486 – HOTLINE 1: 032 796 3868 – HOTLINE 2: 032 976 3868 để được tư vấn kỹ hơn nhé!

Ý kiến và nhận tư vấn miễn phí

Bài viết liên quan

lì xì đầu năm 2024 tại trung tâm tiếng anh HA Centre

Test
Online
miễn
phí
slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000