Tin tức

Cải thiện điểm nghe nhờ ứng dụng Active Listening

Listening IELTS vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều người học nếu không biết cách luyện tập. Không có cách nào ngoài luyện tập chăm chỉ giúp bạn tiến bộ hơn. Tuy nhiên, cũng có các phương pháp giúp quá trình ôn luyện dễ dàng hơn, ví dụ như ứng dụng Active Listening. Hãy cùng HA CENTRE tìm hiểu về phương pháp Active Listening nhé. 

1. Phương pháp Active Listening là gì?

Ứng dụng Active Listening là một cách nghe chủ động, bắt đầu hình thành đầu tiên vào năm 1975 bởi Carl Rogers và Richard Farson. Khi áp dụng Active Listening, người nghe cần có sự chủ động và nhanh nhạy. Vì thế, người nghe yêu cầu cần tập trung nhiều, chủ động nắm bắt các nội dung mà đối phương muốn truyền tải. Không chỉ vậy, người nghe cần có những tương tác lại để ra dấu cho đối phương là mình đã lắng nghe tất cả.

Những hành động phản hồi lại đó có thể được biểu hiện dưới dạng những cử chỉ, hành động, biểu cảm hoặc lời phản biện mang tính tranh luận. Chính vì thế, Active Listening là một kỹ năng rất tốt cho người học tiếng Anh. Dù bạn đang ở bất cứ trình độ nào thì việc chủ động nghe vẫn đem lại hiệu quả tuyệt vời. Không chỉ dừng ở việc bạn cải thiện được kỹ năng lắng nghe của mình, mà bạn có thể cải thiện cả vốn từ vựng, ngữ pháp và khả năng tư duy, phản xạ bằng tiếng Anh của mình.

2. Ưu điểm của phương pháp Active Listening

Ưu điểm của phương pháp Active Listening

Ưu điểm của phương pháp Active Listening

Active Listening là một kỹ năng tuyệt vời nếu người nghe biết cách áp dụng và hiểu sâu hơn về nó. HÃy cùng HA CENTRE điểm qua những ưu điểm của Active Listening nhé.

2.1. Nội dung nghe được hiểu rõ ràng hơn

Chủ động luyện nghe giúp người nghe hiểu sâu và rõ hơn về nội dung nghe, khả năng nghe hiểu của người đọc được cải thiện rõ rệt. Trong quá trình luyện tập, người nghe cần phải liên tục vận động não để tiếp nhận thông tin. Như vậy, người nghe luyện tập được khả năng tập trung, tư duy và cũng nắm bắt thông tin nhanh chóng, hiệu quả hơn.

2.2. Nhớ thông tin lâu và sâu hơn

Khi người nghe tập trung tuyệt đối để tiếp nhận thông tin nào đó, thậm chí nghe đi nghe lại nhiều lần, não bộ sẽ ghi nhận đây là thông tin quan trọng. Không những vậy, người sẽ có những phản hồi lại những thông tin nghe được, đây là cơ chế đánh giá và xem xét của não bộ. Đồng nghĩa, não bộ sẽ quét lại thông tin một lần nữa, người đọc cũng rút ra được lỗi sai và kinh nghiệm cho bản thân. Vì vậy, khả năng nhớ thông tin lại càng lâu và sâu hơn.

2.3. Áp dụng kiến thức nghe được vào các trường hợp tương tự

Khi đã nắm bắt và thấu hiểu được thông tin một cách tượng tận cũng như có sự ghi nhớ được các thông tin đã nghe được. Người nghe hoàn toàn có thể áp dụng các kiến thức được nghe vào các trường hợp giống vậy. Khi ứng dụng Active Listening, người nghe đã có vốn từ vựng nhất định, thêm vào đó là các kỹ năng liên quan, cùng kho cấu trúc, ngữ pháp chắc chắn. Vì thế, khi gặp các dạng bài tương tự, người nghe theo phản xạ cũng áp dụng được các kiến thức mình học trước đó.

3. 06 bước ứng dụng Active Listening trong luyện nghe tiếng Anh

6 bước ứng dụng Active Listening trong luyện nghe tiếng Anh

6 bước ứng dụng Active Listening trong luyện nghe tiếng Anh

Dưới đây là 06 bước giúp người nghe ứng dụng Active Listening trong luyện nghe tiếng Anh. Hãy thử áp dụng xem nhé.

Bước 1: Tập trung

Tập trung là bước quan trọng nhất trong Active Listening. Nó quyết định tới 90% liệu người nghe có thành công hay không. Thái độ của bạn khi nghe cũng quyết định bạn ghi nhớ được lượng thông tin đến mức nào.

Khi ứng dụng Active Listening, não của người nghe thực hiện nhiều chức năng cùng lúc. Vì vậy, người nghe cần trong tâm thế tập trung cao độ ngay từ ban đầu để tránh bị đứt mạch nghe, xao nhãng hoặc bỏ lỡ thông tin quan trọng. 

Bước 2: Tiếp nhận thông tin

Khi người nghe đã chuẩn bị tâm thế tập trung, việc nghe chính thức bắt đầu. Ngay lúc này, người nghe cần khởi động não, bắt đầu tiếp nhận thông tin. Người nghe cần tiếp cận thông tin một cách khái quát trước rồi đi dần vào chi tiết. Nếu có thể, hãy thật nhanh tay ghi lại các từ khóa quan trọng. Từ đó, người nghe xác định các thông tin theo quy tắc 5W – 1H: When, What, Who, Why, Where và How.

Tuy nhiên nếu bạn chưa có khả năng phân tích hoặc chép từ khóa quan trọng thì bạn không nên tốn nhiều công sức vào việc đó vì dừng lại ghi chép có thể khiến người nghe bị xao nhãng ngay lúc đó, dần dẫn tới đứt mạch nghe và không theo kịp bài nghe. 

Bước 3: Phân tích thông tin nghe được

Sau khi đã nắm bắt được các thông tin chung như chủ đề, bối cảnh, nội dung tổng quát thì người nghe cần nghe vào các ý chi tiết. Trong các ý chi tiết sẽ có những thông tin nhỏ như nhân vật, sự kiện, số liệu,… Người nghe cần chú ý vào các từ khóa quan trọng hoặc các từ nhấn mạnh để nắm bắt được ý câu tốt hơn. Đây là kỹ năng quan trọng yêu cầu người nghe cần luyện tập nhiều để vừa nghe vừa phân tích được kĩ càng. Người nghe cần nắm được hơn 60% ý của câu sau mỗi lần nghe. 

Bước 4: Ghi nhớ

Không chỉ dừng ở mức hiểu, người nghe cần ghi nhớ cả thông tin đó. Tuy nhiên, việc ghi nhớ với người mới bắt đầu phương pháp ứng dụng Active Listening là khá khó khăn. Do vậy, người nghe cần rèn luyện cách chọn lọc thông tin, nhận thức được đâu là các thông tin quan trọng để ghi nhớ. 

Ghi nhớ nhiều đồng nghĩa kho kiến thức của bạn sẽ càng nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu ghi nhớ không đúng cách, việc ghi nhớ phản tác dụng vì não bộ phải tiếp nhận quá nhiều thông tin cùng lúc. 

Bước 5: Tổng kết

Đây là bước cuối cùng kết thúc quá trình nghe một chiều của người nghe. Lúc này, người nghe cần sắp xếp các thông tin đã nghe được vừa rồi, hiểu ý nghĩa thông điệp mà đối phương muốn truyền tải tới người nghe. Sau đó, người nghe hình thành kết luận tổng quan, cảm nhận của bản thân về nội dung vừa rồi, chuẩn bị ý kiến phản hồi cho người nói. 

Bước 6: Phản hồi

Sau khi đã nghe hết các thông tin, đến lúc người nghe cần phản hồi lại cho người nói. Đây là bước giúp người nghe củng cố lại thông tin vừa nghe, vận dụng toàn bộ các bước bên trên của ứng dụng Active Listening. 

Ở bước này, người nghe được yêu cầu sử dụng các kiến thức nền tảng, vốn hiểu biết cùng cách diễn đạt của bản thân để truyền tải cảm nhận, ý kiến, suy nghĩ về những vấn đề xoay quanh đó. Không chỉ vậy, người nghe cũng có thể phản hồi bằng cách đặt ra câu hỏi cho nội dung vừa được nghe.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Ứng dụng Active Listening mà HA CENTRE muốn gửi tới bạn. Active Listening giúp bạn cải thiện kỹ năng nghe, phát triển kỹ năng tập trung và tư duy. Chính vì vậy, áp dụng Active Listening vào trong việc ngọc ngoại ngữ là rất có lợi, đem lại hiệu quả đáng kể. Mọi thắc mắc về vấn đề học IELTS vui lòng liên hệ ngay với HA Centre qua FORM bên dưới hoặc LINK TƯ VẤN miễn phí hoặc số điện thoại: Mr. Hà: 0963 07 2486 – HOTLINE 1: 032 796 3868 – HOTLINE 2: 032 976 3868 để được tư vấn kỹ hơn nhé!

Ý kiến và nhận tư vấn miễn phí

Bài viết liên quan

lì xì đầu năm 2024 tại trung tâm tiếng anh HA Centre

Test
Online
miễn
phí
slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000