Bên cạnh việc tự luyện theo các bài tập IELTS Listening, luyện nghe IELTS theo phương pháp Transcript tiếng Anh là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh và giúp bạn học rất nhiều cho việc làm bài thi IELTS Listening. Hãy cùng HA CENTRE tìm hiểu về phương pháp Transcript trong IELTS Listening là gì nhé.
1. Transcript là gì?
Transcript là gì?
Transcript hay còn được biết tới với tên gọi là phương pháp ghi chép chính tả. Ví dụ trong những cuốn sách luyện thi IELTS chất lượng như bộ IELTS Cambridge 1 – 16, bạn đều có thể tìm thấy phần Transcript IELTS được biên tập ở cuối sách có kèm theo chú thích những đoạn nào chứa đáp án cho câu hỏi.
Transcript trong IELTS Listening rất có lợi cho việc ôn tập kỹ năng Listening bởi bài thi Listening IELTS được thiết kế để kiểm tra kỹ năng Nghe-Hiểu vấn đề của thí sinh. Do đó, nếu thí sinh biết cách luyện tập Transcript trong IELTS Listening thì không những có thể nhanh chóng hiểu được đoạn văn mà còn rút ngắn được thời gian làm bài nữa nhé.
Phương pháp luyện nghe chép chính tả (Transcript) trong IELTS phù hợp với trình độ mới bắt đầu học IELTS, muốn làm quen với Listening. Với các bạn target 6.0 + listening trở lên thì phải tập trung vào việc nghe hiểu bài nghe hơn, vì học transcript mất khá nhiều thời gian.
2. Ưu và nhược điểm của Transcript trong IELTS Listening
Ưu điểm
- Khi bạn học cố gắng nghe để ghi lại transcript sẽ đạt được sự tập trung đem lại hiệu quả cao vào việc nghe và phân biệt âm. Sự tập trung này không thể có được nếu chỉ luyện nghe bình thường.
- Phương pháp chép chính tả này luyện cho chúng ta phát hiện và làm quen được với những chi tiết khó như âm nối, âm điệu và ngữ điệu…
- Luyện nghe và nhận ra được từng chi tiết thường không được phát âm rõ hoặc bị lướt nhanh như âm đuôi, mạo từ, và các từ không được nhấn…
- Ngoài phát triển được kỹ năng Listening, phương pháp này còn có thể giúp bạn nhận biết được các cách dùng từ và kỹ thuật viết hay khi bạn nghe đi nghe lại và nhìn đi nhìn lại.
Nhược điểm
- Phương pháp này vô tình đã hình thành cho chúng ta thói quen tỉ mỉ muốn nghe từng từ và nghe được tất cả đoạn. HA CENTRE nhận thấy điều này dễ dẫn đến suy nghĩ cưỡng chế cho các bạn và ảnh hưởng tâm lý chung khi làm bài thi.
- Nếu bạn không may không nghe được một từ nào đó dễ dẫn tới không nghe được các từ còn lại, não của bạn sẽ bị quá tải và cảm thấy bối rối, khiến cho chúng ta có cảm giác nặng nề và buồn ngủ.
- Và cuối cùng, do tập trung nghe từng từ một nên có thể không nắm bắt được ý của cả câu. Bởi vì, trong các bài nghe IELTS, bạn không hẳn phải nghe hiểu tất cả mới có thể chọn được đáp án đúng
3. 03 bước sử dụng Transcript trong IELTS Listening
03 bước sử dụng Transcript trong IELTS Listening
Bước 1: Tìm nguồn luyện nghe Listening
Nguồn luyện phải phù hợp với trình độ nghe hiện tại của bạn. Bạn có thể test trước, nếu hiểu từ 25-50% chỉ qua 1 lần nghe thì đây là nguồn luyện nghe phù hợp.
Nguồn luyện nghe cần có đầy đủ giọng phát âm tiếng Anh chuẩn, Anh – Anh hoặc Anh – Mỹ. Nếu bạn chưa biết cách phân biệt Anh – Anh và Anh – Mỹ, bạn có thể tìm những nguồn listening chất lượng và uy tín như BBC hoặc CNN….
Nguồn đề cập đến chủ đề bạn cảm thấy thú vị. Nếu bạn thích showbiz, hãy tìm đến những bản tin showbiz,…Việc chọn nguồn mình thích giúp bạn không bị chán nản, dễ bỏ cuộc khi sử dụng phương pháp này.
Nguồn có phụ đề trực tiếp theo video hoặc Transcript ghi lại toàn bộ nội dung bài nghe. Nguồn nên có độ dài trung bình từ 2-6 phút là tối đa, vì bạn sẽ phải mất 1-2 tiếng để hoàn thành bài listening trên 2 phút, và độ dài có thể tới 2 tờ A4. Chọn nguồn listening quá dài khiến bạn không thể đủ thời gian và không đủ tinh thần ghi ra tất cả, nên hay bỏ giữa chừng.
Bước 2: Nghe và chép chính tả theo video
- Nghe theo từng cụm từ rồi dần tói cả một câu, sau đó dừng bài. Nếu bạn mới làm quen với phương pháp này, có thể bạn chỉ nghe 2-5 giây rồi Pause để viết luôn. Nếu bạn đã quen hơn, bạn có thể để phát video cả mệnh đề hoặc 1 câu dài rồi mới dừng lại ghi ra.
- Nếu sau lần 1 bạn còn sót thông tin, chưa nghe được cả phần muốn nghe, bạn có thể tua đi tua lại nhiều lần để rà kĩ lại phần thông tin bị thiếu.
- Cuối cùng, đối chiếu với transcript/ phụ đề của video với phần thông tin bạn ghi được và hoàn thành những đoạn còn thiếu trong bản đã ghi ra bằng một màu mực khác. Những thông tin bạn không nghe được có thể do bạn chưa biết từ đó, hoặc không biết phát âm, hoặc phát âm sai từ đó, cũng có thể chưa biết những nguyên tắc nối âm liên quan,… Và đó là những phần bạn cần xem lại để cải thiện listening của mình.
Bước 3: Tập đọc theo Transcript và ghi âm
- Trong quá trình tua đi tua lại bài, bạn cần chuyên tâm đến cách phát âm, trọng âm, nối âm và ngắt nghỉ của người bản xứ trong video/audio.
- Hãy bắt chước theo giọng nói, ngữ điệu của họ theo từng câu, từng đoạn ngắn. Vừa bật file listening, bạn vừa repeat theo những câu văn của bài listening, cố gắng ngắt nghỉ, nhấn nhá sao cho giống nhất.
- Sau khi tập bắt chước xong cả đoạn audio/audio, thì bạn cần ghi âm lại toàn bộ lần đọc lại của mình. Bước này đồng thời giúp bạn cải thiện cả phần Nói của mình nữa nhé.
Trên đây là hướng dẫn sử dụng Transcript trong IELTS LISTENING mà HA CENTRE muốn chia sẻ với bạn. Đây là phương pháp được nhiều người học áp dụng, giúp bạn nâng cao trình độ Nghe, đạt hiệu quả cao khi bạn tìm được đúng nguồn học. Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với HA Centre qua FORM bên dưới hoặc LINK TƯ VẤN miễn phí hoặc số điện thoại: Mr. Hà: 0963 07 2486 – HOTLINE 1: 032 796 3868 – HOTLINE 2: 032 976 3868 để được tư vấn kỹ hơn nhé!