Tin tức

Phương pháp Passive Listening nâng cao điểm số

Passive Listening là một trong những cách luyện tập giúp cho band điểm Listening của những người học IELTS có những sự cải thiện rõ rệt. Phương pháp nghe thụ động có điều gì đặc điểm, làm sao để đạt hiệu quả. Hôm nay, hãy cùng HA Centre tìm hiểu về phương pháp Passive Listening nhé!

I/ Tổng quát về Passive Listening

Tổng quát về Passive Listening

Tổng quát về Passive Listening

Passive Listening (hay còn gọi là nghe thụ động) được hiểu là phương pháp không yêu cầu sự “tương tác” giữa người nghe với nội dung được phát. Cụ thể hơn, bạn không cần phải hoàn toàn tập trung nghe hay phản hồi lại những gì được nghe cũng như có thể hiểu hoặc không hiểu những nội dung ấy. 

Để áp dụng phương pháp này, bạn chỉ cần bật một đoạn clip, đoạn phim, một câu chuyện, tin tức, bài hát hoặc chương trình bất kì bằng tiếng Anh và sau đó có thể làm những công việc khác trong quá trình đó. Khi cách nghe này được lặp lại trong một thời gian và trở thành thói quen, nó sẽ tạo cho bạn một cảm giác quen thuộc hơn đồng thời phản xạ tốt hơn với tiếng Anh. Như vậy có thể thấy, Passive Listening là một cách luyện IELTS Listening rất đơn giản nhưng vẫn đem lại hiệu quả cực kì cao cho người học.

II/ Một số cách luyện tập Passive Listening

cách luyện tập Passive Listening

Cách luyện tập Passive Listening

1. Luyện nghe tiếng anh khi ngủ

Cách này có vẻ hơi lạ lạ, sai sai nhưng lại hợp lý không tưởng nhé! Theo một số nghiên cứu, kỹ năng ngôn ngữ của con người hoàn toàn có thể được cải thiện bằng cách luyện nghe tiếng anh thụ động trong giấc ngủ. Trong quá trình này, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với các âm thanh và dần quen với chúng. 

Lưu ý: 

  • Bạn chỉ nên nghe trong một khoảng thời gian ngắn ( trong khoảng 1 tiếng) vì thực tế cho thấy tiếng ồn trong khi ngủ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ nói riêng cũng như sức khỏe của con người nói chung.
  • Việc nghe tiếng anh khi ngủ quá nhiều, quá lâu cũng có thể tạo thói quen buồn ngủ mỗi khi bạn nghe thấy tiếng Anh sau này. 

2. Nâng trình cùng âm nhạc

Đối với nhiều bạn, việc nghe nhạc đã trở thành một trong những cách hàng đầu để thư giãn. Vậy thì chắc cũng chẳng khó khăn gì khi chúng ta nghe thêm một số bài hát bằng tiếng Anh đâu nhỉ? Có thể nói đây là cơ hội tốt để chúng ta vừa chill vừa học tiếng Anh vô cùng hiệu quả. Hãy chọn một list nhạc bạn cảm thấy thích thú nhất và nghe chúng hằng ngày, thậm chí học thuộc lời để có thể “song ca cùng thần tượng” luôn. Cực kỳ khuyến khích các bạn hát theo vì điều này có thể giúp bạn bắt kịp tốc độ cũng như skill nuốt âm, nối âm đỉnh cao đó.

3. Luyện nghe qua phim

Đây không còn là cách luyện nghe xa lạ với những bạn học IELTS nữa. Bạn có thể xem phim không có phụ đề để những âm thanh được phát ra từ các nhân vật dễ dàng đi vào bộ não hơn. Tuy vậy, việc xem phim không có phụ đề đôi khi khiến một số bạn ức chế do bản thân không hiểu gì, dẫn đến nản và tự ti hơn về trình độ nghe của mình. Nếu vậy thì, hãy chọn cho mình một bộ phim có phụ đề, bạn có thể đồng thời vừa nghe tiếng Anh, vừa xem phụ để, nghe có vẻ dễ dàng hơn với số đông chúng ta.

Nói chung, hãy tìm cho mình một bộ phim mình thích và bạn phải thực sự cảm thấy thoải mái khi xem. Với cách này, chúng mình cũng khuyến khích bạn hóa thân vào nhân vật, có thể xem lại nhiều lần để tích lũy những câu thoại đầy ý nghĩa và luyện tập nha.

III/ Những ưu điểm và nhược điểm khi luyện tập Passive Listening

ưu điểm và nhược điểm khi luyện tập Passive Listening

Ưu điểm và nhược điểm khi luyện tập Passive Listening

Ưu điểm:

  • Giúp bạn làm quen với nhịp độ, các phát âm, cách nhấn trọng âm và khiến bạn dễ dàng tiếp cận tiếng Anh hơn. 
  • Giúp bạn củng cố những kiến thức bạn đã biết, giúp cho ghi nhớ sâu hơn.
  • Phần nào giảm được áp lực, sự nặng nề và tạo tâm thế thoải mái mỗi lần luyện nghe do việc nghe thụ động khá đa dạng, bạn hoàn toàn được tự chọn những nội dung mình thích cũng như thời gian luyện tập.
  • Tiết kiệm thời gian vì bạn có thể làm được nhiều việc khác trong quá trình luyện Passive Listening.

Nhược điểm:

  • Không thực sự thích hợp với tất cả dạng bài nghe.

Ví dụ: Ở một mức độ nâng cao hơn như Comprehension listening (nghe hiểu), người học cần phải thật sự tập trung, chú ý đến nội dung bài nghe, thì mới có thể thật sự cải thiện kỹ năng tiếng Anh của bản thân nên việc Passive Listening thực sự chưa phải là phương án phù hợp nhất cho trường hợp này.

  • Không đem lại sự cải thiện trong phát âm, cách hiểu ý nghĩa của từ hay các từ vựng mới nếu bạn hoàn toàn không để tâm tới nội dung đang nghe.

Ví dụ: Đối với một số bộ phim, bạn hoàn toàn không thể hiểu được những thông điệp hay cách dùng từ trong từng bối cảnh nếu bạn không thật sự chú ý đến những thông tin bạn đang nghe.

Vậy nên, bạn cần xem xét trình độ nghe của mình thật kỹ càng trước khi áp dụng phương pháp Passive Listening để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Rất mong bài viết này bạn sẽ hiểu kĩ hơn về phương pháp Passive Listening. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc có nhu cầu học tại trung tâm anh ngữ, hãy liên hệ ngay với HA Centre qua FORM bên dưới hoặc LINK TƯ VẤN miễn phí hoặc số điện thoại: Mr. Hà: 0963 07 2486 – HOTLINE 1: 032 796 3868 – HOTLINE 2: 032 976 3868 để được tư vấn kỹ hơn nhé!

Ý kiến và nhận tư vấn miễn phí

Bài viết liên quan

lì xì đầu năm 2024 tại trung tâm tiếng anh HA Centre

Test
Online
miễn
phí
slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000