Tin tức

Lỗi phát âm trong IELTS Speaking

1. Lỗi về âm dài, âm ngắn

Trong bảng phiên âm quốc tế IPA, rất nhiều nguyên âm có dạng âm dài lẫn âm ngắn và cách đọc của chúng khá giống nhau.

Lỗi về âm dài, âm ngắn

Ví dụ: Nhầm lẫn âm /ʊ/ và âm /uː/ foot và foodNhầm lẫn âm /i:/ và âm /ɪ/ leave và live 

Nếu các bạn không nắm vững sự khác biệt giữa các âm này và đọc không chính xác sẽ dễ khiến người nghe hiểu sai thông tin mà các bạn muốn diễn đạt . Chính vì vậy, hãy đảm bảo là mình phân biệt được các âm này cũng như luyện tập để phát âm chuẩn xác nhất.

2. Thiếu ending sound

Khác với Tiếng Việt, phát âm của một từ Tiếng Anh thường có âm cuối. Việc phát âm thiếu âm cuối là cần phải tránh vì trong một số trường hợp sẽ khiến người nghe hiểu sai ý nghĩa câu nói của bạn.

Thiếu ending sound

Ví dụ: Các từ life (cuộc sống), light (ánh sáng), line (đường thẳng), like (thích) đều có âm đầu là /l/ và âm đôi /ai/ nhưng âm cuối khác nhau dẫn đến khác nghĩa.

Cách khắc phục:

  • Trước hết các bạn nên tập nên luyện phát âm một đoạn văn bằng cách phát âm chậm lại và chú ý phát âm rõ các âm cuối của từ như /k/, /t/, /d/, /ch/, /p/
  • Sau đó, các bạn ghi âm lại đã kiểm tra xem mình đã đọc đúng và có bỏ sót âm cuối ở chỗ nào không
  • Nếu bạn luyện tập mỗi ngày, sau một thời gian, các bạn sẽ thấy việc đọc âm cuối sẽ trở thành phản xạ tự nhiên của mình

3. Lỗi thiếu trọng âm

Trọng âm là những từ mà các bạn nên nhấn mạnh khi nói. Người bản xứ thường nhấn trọng âm một số từ trong câu để nhấn mạnh và truyền tải những thông tin quan trọng tới người nghe.

Nhìn chung, trong một câu sẽ có hai loại từ, đó là: 

Content word

(các từ chỉ nội dụng)

Structure word

(các từ thuộc về cấu trúc)

– Động từ chính

– Danh từ

– Tính từ

– Trạng từ

– Trợ động từ phủ định

–Đại từ 

– Giới tuừ

– Mạo từ

– Từ nối

– Trợ động từ

– Động từ tobe

Khi nói, các từ thuộc về mặt nội dung (content words) sẽ được nhấn trọng âm. Ngược lại, các từ thuộc về cấu trúc (structure words) ít quan trọng hơn và không được nhấn trọng âm khi nói.

Ví dụ: Trong các câu dưới đây, những từ được in đậm sẽ là từ content word nên sẽ được nhấn trọng âm

  • My phone’s broken, so I am going to buy a new one
  • I heard that the weather is going to bad tomorrow

4. Không có ngữ điệu

Không có ngữ điệu

Nhiều bạn thí sinh thường tập trung vào phát âm chuẩn và từ vựng nên bỏ qua yếu tố này, kết quả là bạn có một bài nói với ngữ điệu đều đều như “zombie”. Điều này khá bất lợi cho các bạn, đặc biệt là trong Part 2 vì giám khảo nghĩ các bạn đã học thuộc lòng câu trả lời trước đó và sẽ có thể cho bạn điểm thấp.

Ngoài ra, việc nói có ngữ điệu sẽ làm cho bài nói của bạn nghe thú vị với giám khảo hơn. Chính vì vậy hãy cố gắng nói với ngữ điệu lên xuống thường xuyên trong bài nói nhé.

5. Không phân biệt được một số âm tiết khó

Những âm tiết khó là những âm mà người nói thường đọc sai nhất vì chúng không tồn tại trong hệ thống âm từ của tiếng mẹ đẻ

Một số các âm mà người Việt Nam thường gặp khó khăn khi phát âm đó là:

– Âm/ʃ/: thông thường người học Tiếng Anh bị bối rối giữa âm này và âm /s/

Ví dụ : she, shine, show, shoe, ship, sheep, shit, shake, …

– Âm/θ/: âm này cũng như âm TH trong tiếng Việt (theo, thái, thơ…) tuy nhiên âm này khác âm “TH” ở chỗ đầu lưỡi phải để giữa 2 hàm răng khi phát âm.

Ví dụ: thin, thigh, thing, think, thick, theme…

– Âm/ð/: âm này cũng có tình trạng như âm trên, tương tự như âm Đ tiếng Việt nhưng đầu lưỡi phải để giữa 2 hàm răng khi phát âm.

Ví dụ: the, this, that, these, those, then

– Âm/ʤ/:âm này rất khó vì rất nhiều người đọc không được. Các bạn cần luyện tập nghe và đọc âm này thật nhiều và kỹ lưỡng cho đến khi thành thạo vì nó là một âm xuất hiện nhiều trong tiếng Anh.

Ví dụ: jeans, change , gin, ginger, join, enjoy, joy, challenge ….

– Âm/ʒ/: âm này thường bị người học tưởng lầm là âm /z/ (như trong zoo, zip, lazy, easy, zero, zebra…).

Ví dụ: measure, vision, pleasure, asia, usual, leisure…

– Âm/l/: âm này chỉ khó khi nó nằm sau nguyên âm. Rất nhiều người bỏ qua âm L cuối này hoặc đọc nó như “n” và kết quả là cách phát âm của họ khó hiểu đối với người nghe

Ví dụ: oil, coil, meal, ill, kill, still, feel, kneel…

Những lỗi phát âm các cluster phổ biến trong Speaking

6. Phát âm sai từ

Phát âm sai không chỉ xảy ra với những từ có nhiều âm, khó nhớ mà đôi khi ngay cả những từ quen thuộc nữa. Đây là một lỗi vô cùng nguy hiểm và sẽ khiến bạn mất điểm cho tiêu chí Pronunciation.

Phát âm sai từ

Một số các từ hay bị phát âm sai là:

Comfortable /ˈkʌm.fə.tə.bəl/
Interesting /ˈɪn.trə.stɪŋ/ hoặc /ˈɪn.trɪ.stɪŋ/các bạn chỉ nên đọc 3 âm, không nên đọc 4 âm thành “in tơ ret ting”
Mature /məˈtʃʊər/không nên đọc là /ˈmeɪ.tʃɚ/
Relative /ˈrel.ə.tɪv/không nên đọc là /ri l.ə.tɪv/
Vegetable /ˈvedʒ.tə.bəl/ chỉ nên đọc 3 âm, không đọc 4 âm thành “vơ gét tơ bồ”
SmallTall /smɔːl//tɔːl/không đọc âm :l thành n
Competition /ˌkɒm.pəˈtɪʃ.ən/
Pizza /ˈpiːt.sə/không nên đọc âm “sə” “thành “zə”

7. Không nối âm

Khi bạn phát âm một câu hay cụm từ tiếng Việt, các âm tiết và từ sẽ không được nối với nhau mà lại được phân biệt riêng rẽ, rõ ràng. Còn trong tiếng Anh, bạn sẽ thấy các âm tiết luôn được nối với nhau theo những quy tắc nhất định.

Ví dụ: Not at all -> “not at all” (nghe như: “no-ta-tall”)

Nối âm là một hiện tượng tự nhiên xảy ra khi người nói nói chuyện với tốc độ hơi nhanh. Người nghe sẽ có cảm giác như các từ dường như bị “dính” lại với nhau. Vì vốn dĩ nối âm là một đặc điểm thường thấy khi người bản xứ nói chuyện với nhau, nên để phát âm của mình được hoàn thiện hơn thì việc nối âm là rất cần thiết

Ý kiến và nhận tư vấn miễn phí

Bài viết liên quan

lì xì đầu năm 2024 tại trung tâm tiếng anh HA Centre

Test
Online
miễn
phí
slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000