Tin tức

KẾT HỢP INTENSIVE LISTENING VÀ EXTENSIVE LISTENING TRONG BÀI NGHE

Intensive Listening và Extensive Listening là hai khái niệm còn khá mới lạ với bạn học tiếng Anh nói chung. Tuy nhiên, đây lại là hai phương pháp hữu hiệu trong Listening giúp bạn chinh phục kỹ năng nghe đó. Hãy cùng HA CENTRE tìm hiểu kỹ hơn về sự kết hợp Intensive Listening và Extensive Listening nhé.

1. Thế nào là Intensive Listening và Extensive Listening?

Thế nào là Intensive Listening và Extensive Listening?

Thế nào là Intensive Listening và Extensive Listening?

1.1. Extensive Listening

Extensive Listening là phương pháp nghe mức độ lớn và liên tục trong một khoảng thời gian dài. Mục tiêu của phương pháp nghe này là giúp người học hiểu được nội dung bài nghe, tăng khả năng nhận diện từ vựng và xử lý thông tin trong vô thức. Extensive Listening là cách nghe chủ động, giúp người học giải trí và không có các bài tập, câu hỏi đi kèm sau các lần luyện nghe. người học có quyền lựa chọn các hoạt động trong quá trình nghe đó. 

1.2. Intensive Listening

Còn với Intensive Listening, đây là phương pháp nghe ngắn nhưng có đi kèm bài tập mức độ cao sau mỗi lần nghe. Khác với Extensive chỉ yêu cầu người nghe hiểu nội dung thì Intensive hướng tới việc nắm bắt thông tin cụ thể, hiểu được bản chất của đoạn văn để ứng dụng vào bài tập đi kèm. 

Mục đích của phương pháp này là giúp người học tiếp thu và nhuần nhuyễn kiến thức về Anh ngữ như ngữ âm, từ vựng, cấu trúc ngữ pháp,… Các bài tập đi kèm có đa dạng bài như điền từ vào chỗ trống, trả lời thông tin cụ thể,…

1.3. Phân biệt 2 phương pháp Intensive Listening và Extensive Listening

Tiêu chí Extensive Listening Intensive Listening
Mục tiêu
  • Tăng thêm động lực học tập
  • Làm quen với tốc độ nghe và ngữ điệu nói Tiếng anh
  • Hỗ trợ phát triển kỹ năng nghe hiểu
  • Tăng vốn từ vựng và cấu trúc câu
  • Tăng kỹ năng nghe hiểu, xử lý thông tin
Yêu cầu nghe Hiểu khái quát nội dung của đoạn văn, hiểu ý câu Nghe rõ cấu trúc, từ vựng chi tiết của đoạn văn
Độ dài bài nghe Phụ thuộc vào quyền lựa chọn của người học Thường có độ dài từ 3 tới 10 phút
Tần suất nghe Mức sơ cấp là 1 tiếng/tuần, mức trung tới cao cấp là 3 tiếng/tuần Duy trì 1-3 bài/tuần
Cách thức ôn luyện Trong quá trình nghe chỉ cần tập trung nghe hiểu, có thể thêm các hoạt động như viết, note,… Nghe chép chính tả đúng đoạn văn, note lại và ghi nhớ cấu trúc, từ vựng. Làm thêm bài tập sau khi nghe

2. Vì sao nên kết hợp Extensive Listening và Instensive Listening?

  • Extensive Listening và Intensive Listening bổ trợ nền tảng

Việc nghe chi tiết của Intensive Listening có thể gây khó khăn cho bạn khi bạn chưa làm quen với ngữ điệu, từ vựng và cách nói trong khi nghe, ảnh hưởng tới khả năng tiếp nhận thông tin của bạn, dẫn tới ghi chép thông tin không thuận lợi và khó khăn. 

Tuy nhiên, qua việc luyện Extensive Listening, bạn có thể dễ dàng giải quyết các vấn đề trên kia hơn. Qua Extensive bạn có môi trường thường xuyên luyện nghe giúp người học làm quen dần với tốc độ, phát âm và thông tin được trình bài đa dạng chủ đề. 

ảnh 1

  • Extensive Listening và Intensive Listening bù trừ hạn chế của nhau

Khi mới bắt đầu, việc luyện tập ngay Intensive Listening rất mất thời gian và khó khăn, người học không có đủ kiên nhẫn để duy trì. Với một bài chép chính từ dài 3-5 phút có thể mất tới 30-45 phút. Tuy nhiên, nghe Extensive Listening thường có nội dung hấp dẫn, mang tính giải trí, người học không cần chép lại mà chỉ cần hiểu nội dung tổng quát, giảm tình trạng chán nản. 

3. Cách áp dụng kết hợp Extensive Listening và Intensive Listening

Cách áp dụng kết hợp Extensive Listening và Intensive Listening

Cách kết hợp Extensive Listening và Intensive Listening

Bước 1: Lựa chọn tài liệu nghe 

Trước hết, người học tự chọn tài liệu nghe  Extensive Listening cần chú ý những yêu cầu sau:

  • Chọn chủ đề mà người học cảm thấy hứng thú, có động lực khi nghe
  • Mức độ của bài nghe cần phù hợp với trình độ bấy giờ của người học. Người học có thể hiểu được nội dung khái quát của bài chỉ trong 1-2 lần nghe mà không cần tua lại hoặc dừng lại
  • Các nguồn tài liệu này phải có transcript để phục vụ cho Intensive Listening.

Bước 2: Nghe rộng (Extensive Listening)

Ở bước này, người học nghe hoàn toàn thực hiện phương pháp Extensive Listening: chỉ cần nắm được nội dung tổng quát và không cần cố gắng nghe từng câu chữ. Người học có thể nghe không giới hạn số lượng, thời lượng bài nghe, hoặc không giới hạn số lần nghe bài đó. 

Bước 3: Nghe sâu (Intensive Listening)

Sau khi nghe Extensive, người học chuyển qua nghe Intensive bằng cách chọn một đoạn ngắn trong bài nghe để chép chính tả. Đoạn đó nên là đoạn thông tin bạn cảm thấy thú vị và muốn nghe lại nhất, muốn tìm hiểu thêm. Trong quá trình nghe Intensive yêu cầu tập trung cao và mất thời gian khá nhiều, vì thế bạn nên cố gắng duy trì động lực để nghe nhé.

Bước 4: Kiểm tra lại với transcript. 

Sau khi đã thực hiện Intensive Listening, bạn hãy kiểm tra lại với transcript của bài nghe. Từ đó ghi chép lại các từ vựng, cấu trúc mà bạn thấy quan trọng. Sau đó, người học có thể nghe lại toàn bộ bài nghe, đồng thời kết hợp với đọc transcript nhằm củng cố lại các từ, cấu trúc đã học được với cách phát âm của từ vựng; và tổng hợp kiến thức, thông tin đã nghe được sau khi thực hành. 

Trên đây là các thông tin HA CENTRE tổng hợp được về sự kết hợp Intensive Listening và Extensive Listening. Đây là hai phương pháp quan trọng trong kỹ năng Nghe, trình độ của bạn cũng sẽ được cải thiện đáng kể hơn khi kết hợp cả hai phương pháp nghe rộng và sâu này.

Mọi thắc mắc về vấn đề học IELTS vui lòng liên hệ ngay với HA Centre qua FORM bên dưới hoặc LINK TƯ VẤN miễn phí hoặc số điện thoại: Mr. Hà: 0963 07 2486 – HOTLINE 1: 032 796 3868 – HOTLINE 2: 032 976 3868 để được tư vấn kỹ hơn nhé!

Ý kiến và nhận tư vấn miễn phí

Bài viết liên quan

Ưu đãi ĐẶC BIỆT dành riêng cho học viên khu vực Hà Đông

Test
Online
miễn
phí