Tin tức

Các cách phát triển ý trong Speaking IELTS hiệu quả

Rất nhiều bạn học sinh phải vật lộn để nghĩ ra ý tưởng mỗi lần gặp câu hỏi chưa được chuẩn bị trong phần Speaking IELTS. Nhiều bạn còn sử dụng cách học thuộc lòng vài câu hướng dẫn trên mạng để chuẩn bị cho bài thi này. Bạn làm như vậy chỉ như muối bỏ bể và phần lớn dựa vào may mắn là chủ yếu khi câu hỏi của phần này có rất nhiều. Tại sao bạn không giải quyết vấn đề chống cạn lời cho phần Speaking bằng các tips cực chất dưới đây. Chia sẻ một vài lời khuyên giúp các bạn cải thiện phản ứng và các cách phát triển ý trong Speaking hiệu quả.

1. Cách phát triển ý trong Speaking Part 1

Cách phát triển ý trong Speaking Part 1

Cách phát triển ý trong Speaking Part 1

a – Nêu cảm nghĩ và quan điểm cá nhân: Bạn có thể làm câu trả lời dài hơn bằng cách thêm cảm nghĩ của mình về câu hỏi. Điều đó sẽ làm cho câu trả lời của bạn thêm thú vị.

VD:  “What do you do in your spare time?”

Câu trả lời ngắn: “I like shopping”

Câu trả lời dài: “I like shopping because I love trying new clothes and I always feel more confident whenever I try new outfit”

b – Đưa ra thông tin đối lập:Một cách khác để kéo dài câu trả lời là sử dụng từ nối “but” để thêm những thông tin đối lập với câu trả lời.

VD: “Do you like your hometown?”

Câu trả lời ngắn: “I love my hometown very much.”

Câu trả lời dài: “ I love my hometown very much but I don’t have enough time to visit often.”

c – Thêm thông tin:Thay vì chỉ kết thúc câu trả lời một cách ngắn gọn, bạn có thể thêm một số thông tin liên quan đến câu trả lời.

VD: “Did you learn art at school when you were a child?”

Câu trả lời ngắn: “I had a chance to learn art at school”.

Câu trả lời dài: “I had a chance to learn art at primary and secondary school. I also learnt music and sports”.

d – So sánh với quá khứ:Bạn có thể nói thêm về những điều đã xảy ra và so sánh với hiện tại.

VD: “Do you play sport?”

Câu trả lời ngắn: “I play football.”

Câu trả lời dài: “I used to play volleyball in high school, but I play football now.”

e – Nêu lý do:Hãy luôn cố gắng giải thích lý do ngắn gọn cho câu trả lời của bạn

VD: “Did you enjoy your childhood?”

Câu trả lời ngắn: “I certainly enjoy my childhood.”

Câu trả lời dài: “I certainly enjoy mine because I had a chance to live with my grandparents in the countryside.”

f – Nói về tương lai:Nếu có thay đổi trong tương lai gần, bạn có thể sử dụng thì tương lại để nói về sự thay đổi đó như thì tương lai gần, tương lai đơn.

VD: “Do you work or study?”

Câu trả lời ngắn: “I’m at the university at the moment.”

Câu trả lời dài: “I’m at university at the moment, but I’m graduating next year and I will hopefully get a job in advertising.”

g – Đưa ra quan điểm trái chiều:Khi được đưa ra câu hỏi về quan điểm của bạn hoặc của mọi người, bạn có thể sử dụng “even so” hay “although” để đưa ra quan điểm từ cả hai phía.

VD: “What do you think of fast food?”

Câu trả lời ngắn: “I think fast food is quite convenient for people who are busy.”

Câu trả lời dài: “I think fast food is quite convenient for people who are busy, even so some people consider it unhealthy.”

h – Nêu ví dụ: Đưa ra ví dụ thực tế là cách hữu hiệu nhất để nói về một chủ đề mà không bị lạc đề.

VD: “Do you often go out in the evening?”

Câu trả lời ngắn: “I often go shopping every Sunday.”

Câu trả lời dài: “I often go shopping Sunday, last Sunday I went shopping at Vincom with my friends.”

i – Nêu lên tần suất của hoạt động: Bạn có thể sử dụng một số từ như “always”, “sometimes”, “never”,… trong trả lời của mình.

VD: “What do you do at weekend?”

Câu trả lời ngắn:“I watch TV and play video games.”

Câu trả lời dài: “I always watch TV and play video games, but sometimes I play soccer.”

2. Cách phát triển ý trong Speaking Part 2

Cách phát triển ý trong Speaking Part 2

Cách phát triển ý trong Speaking Part 2

Speaking Part 2 là phần khá dễ để nghĩ ý tưởng vì trong câu hỏi đã có các phần gợi ý, thí sinh có thể nhìn vào đó và lần lượt nói từng ý. Thí sinh sẽ được phát một chủ đề để nói liên tục trong 2 phút. Thí sinh có một phút chuẩn bị và được phát một tờ giấy và một chiếc bút cho việc chuẩn bị này. Một chủ đề nói cho Part 2 có thể là Describe an artist or entertainer that you admire – Miêu tả một nghệ sĩ hoặc nhà giải trí mà bạn hâm mộ. Mỗi chủ đề nói đều có 4 câu hỏi gợi ý. Ví dụ với đề trên, 4 câu hỏi gợi ý có thể là Người nghệ sĩ đó theo đuổi lĩnh vực nghệ thuật nào, Tại sao bạn biết đến họ, Bạn đã gặp họ bao giờ chưa và Tại sao bạn hâm mộ họ.

Hãy chia tờ giấy nháp của bạn làm 4 hình chữ nhật bằng nhau, mỗi hình chữ nhật sẽ đại diện cho một câu hỏi gợi ý. Khi một phút chuẩn bị bắt đầu, lần lượt ghi câu trả lời cho 4 câu hỏi gợi ý lên các hình chữ nhật đó. Nên nhớ chỉ ghi những từ khóa (tên riêng, người, năm, quốc gia, hành động…) vì các bạn chỉ có một phút làm điều này. Các bạn có thể vận dụng phương pháp từ để hỏi trong Part 1 trong thời gian chuẩn bị.

Như vậy là bạn đã có một bài chuẩn bị rất logic và có tổ chức. Khi nói 2 phút, không nên tập trung nói một hình chữ nhật mà hãy chia đều thời gian nói cả 4 hình. Bạn nên luyện tập điều này ở nhà bằng cách bấm đồng hồ đếm ngược.

Ngoài ra, lỗi hay gặp ở Part 2 là các bạn sắp xếp bài nói không logic và gắn kết khiến bài nói bị khó hiểu. Vậy một lời khuyên dành cho các bạn là hãy kể một câu chuyện và lồng ghép yêu cầu của đề bài vào trong đó. Việc kể một câu chuyện khiến bài nói logic hơn. Ví dụ: Nếu được yêu cầu miêu tả người, thí sinh có thể kể một câu chuyện giải thích vì sao mình lại ngưỡng mộ người đó. Mọi người sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc duy trì độ dài của bài nói khi họ kể một câu chuyện.

3. Cách phát triển ý trong Speaking Part 3

Cách phát triển ý trong Speaking Part 3

Cách phát triển ý trong Speaking Part 3

Khi đối mặt với một chủ đề trong Part 3, điều khó khăn là phải thêm nhiều chi tiết cho câu trả lời. Vì vậy hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi đơn giản trước như:

  • How? How big is the problem? Is it serious / severe / disastrous / a crisis?

(Vấn đề này ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào?)

  • Who? Who causes the problem? Who suffers because of the problem? Who could solve the problem?

(Ai? Ai gây ra? Ai hứng chịu? Ai có thể giải quyết?)

  • What? What causes the problem? What is the problem exactly? What is the solution? 

(Cái gì? Cái gì gây ra? Cái gì là vấn đề chủ chốt? Giải pháp là gì?)

  • When? Is the problem all the time? When does it happen?

(Khi nào? Vấn đề này xảy ra thường xuyên không?)

  • Where? Where is the problem? Is it local/national/global?

(Ở đâu? Nó xảy ra ở đâu? Trên diện địa phương/ quốc gia/ toàn cầu?

Bằng cách tư duy vấn đề theo những câu hỏi đơn giản này, ý tưởng của bạn sẽ được phát triển rõ ràng và có liên quan hơn đến chủ đề.

Hy vọng, qua bài viết này, các bạn đã biết các cách phát triển ý bài thi nói IELTS. Cùng HA Centre chăm chỉ luyện tập hàng ngày để đạt điểm cao trong kì thi IELTS sắp tới nhé!

Ý kiến và nhận tư vấn miễn phí

Bài viết liên quan

lì xì đầu năm 2024 tại trung tâm tiếng anh HA Centre

Test
Online
miễn
phí
slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000 slot dana 5000